Phần 7: Tại sao Guppy ăn con? Phương pháp giúp Guppy (kể cả các dòng mắt đỏ) không ăn con mà không cần dùng lồng đẻ hay bất cứ dụng cụ hỗ trợ nào thậm chí rong, bèo.

Phần 7: Tại sao Guppy ăn con? Phương pháp giúp Guppy (kể cả các dòng mắt đỏ) không ăn con mà không cần dùng lồng đẻ hay bất cứ dụng cụ hỗ trợ nào thậm chí rong, bèo.

Một kết quả xảy ra là do sự tổng hợp của nhiều nguyên nhân gộp lại. Nếu ta bẻ gãy một, nhiều hay tất cả các nguyên nhân thì kết quả sẽ không xảy ra hoặc chuyển biến qua hướng khác.

Điều này là Chân lý, một điều Chân lý là gì? Là nó luôn luôn đúng, bất kể hoàn cảnh không gian, thời gian. Là quy luật vận hành của vũ trụ.

Đây là phương pháp phân tích và suy nghĩ của những người làm Khoa học. Các bạn nên tập suy luận như vậy. Hãy cố gắng lý giải một sự việc, hiện tượng xảy ra bằng cách đi tìm tổng hợp các nguyên nhân cộng gộp lại tạo ra nó.

Tại sao Guppy ăn con? Chúng ta sẽ cùng nhau chỉ ra tổng hợp các nguyên nhân tạo ra hiện tượng đó trong bài viết này.

Duy trì nòi giống, để lại bộ gen là một trong những bản năng sinh tồn – thiên tính mãnh liệt và cao cả nhất của bất cứ sinh vật nào. Sinh sản là hoạt động sống đỉnh cao nhất trong tự nhiên, đó là khi mà các sinh vật tạo ra các con non sơ sinh, yếu ớt để duy trì và cân bằng hệ sinh thái. Guppy cũng vậy, bản năng của nó luôn luôn là cố gắng để lại càng nhiều bộ gen của mình càng tốt. Chắc chắc các bạn đã được trải nghiệm sự vui thích khi nhìn ngắm các em Guppy của mình sinh con. Đó là một trải nghiệm thật sự tuyệt vời, cho dù là lần đầu tiên chứng kiến hay là lần thứ 999 chứng kiến.

Vậy hiện tượng cá bảy màu ăn con có vẻ rất vô lý vì nó đi ngược lại bản năng sinh tồn cao quý nhất, nhưng khi đào sâu vào vấn đề, có lẻ người sai là chúng ta – những chủ nhân của chúng, và chúng ta nên tự trách chúng ta nhiều hơn vì đã không am hiểu các sinh vật nhỏ bé tuyệt diệu đó. Cá bảy màu ăn con vì những nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân 1 – Sự đói: sự đói luôn luôn là nỗi ám ảnh lớn nhất của tất cả các loài động vật, kể cả loài người. Loài người đã từng hàng triệu năm sinh tồn chống chọi với cái đói, và thực tế thì hiện tại cũng vậy (ở các nước kém phát triển). Việt Nam chúng ta cũng vừa mới đây thôi không lâu, đã trải qua những nạn đói kinh hoàng, khủng khiếp mà việc nhắc lại thôi cũng để lại nhiều sự đau buồn. Đọc một số tích lịch sử thời xa xưa, khi xảy ra chiến tranh, bị vây thành cô lập khỏi nguồn lương thực, thực phẩm trong thời gian quá dài thì xảy ra hiện tượng người ta đổi con cho nhau… để ăn thịt. Để biết sự đói có thể tạo ra những chuyện khủng khiếp như thế nào, ngay cả đối với loài người. Thì đối với Guppy, để Guppy đói trong quá trình sinh sản, vốn tốn rất nhiều sức lực và tồn tại nhiều nguy cơ nguy hiểm (chửa đẻ cửa mả), thì đó là tội của các bạn. Khi cảm thấy kiệt sức bởi quá trình sinh sản, cá mái sẽ ăn con để bù đắp một phần năng lượng nhằm duy trì sự sinh tồn của nó. Để giải quyết vấn đề này thì rất đơn giản, các bạn nên cho cá mái ăn đầy đủ trong thời gian trước sinh, trong sinh và sau sinh, nên cho ăn ít nhưng chia thành càng nhiều bữa nhỏ càng tốt, tránh cho ăn thừa, thức ăn nên đa dạng đầy đủ các loại dưỡng chất.

Nói sâu hơn về sự đói, ở thế giới các loài động vật nói chung và loài người thời cổ đại nói riêng, khi chưa hình thành năng lực tích lũy dự trữ lương thực, thực phẩm như ngày nay. Thì khoảng cách giữa các bữa ăn là rất xa nhau, nạn đói xảy ra thường xuyên. Việc tìm được một bữa ăn tiêu tốn khá nhiều sức lực. Vì vậy, những con nào có gen dự trữ càng nhiều năng lượng (nói nôm na là gen béo) sau một bữa ăn, thì càng có nhiều cơ hội sống sót hơn vượt qua nạn đói cho đến bữa ăn tiếp theo và do vậy chúng có nhiều cơ hội hơn để để lại bộ gen của mình. Tuy chúng ta đang ở thời hiện đại khi lương thực, thực phẩm dư thừa nhưng do tốc độ phát triển quá nhanh của loài người, bộ não chúng ta không theo kịp, bản năng sinh tồn vẫn đang nghĩ nó đang ở thời cổ đại khi nạn đói xảy ra thường xuyên. Vì vậy, nên thông cảm cho các bạn béo một chút vì chả qua là các bạn í có gen hơi trội một chút mà thôi. Ngay cả đối với cá bảy màu, những con mái béo thường có thể lực sung mãn, đẻ rất nhiều, ít stress trong quá trình sinh đẻ và nhanh chóng phục hồi sau khi sinh. Các bạn nên cố gắng nuôi cá béo. Nhưng đừng béo đến mức ăn nhiều quá vỡ bong bóng hoặc vỡ nội tạng do bị chèn ép quá mức nhé.

Nguyên nhân 2 – Bản năng bảo vệ lãnh thổ, không gian sống:

Cũng giống như con người hay tất cả các loài động vật khác , thì cá bảy màu cũng có tập tính bảo vệ lãnh thổ khá mãnh liệt.

0772.27.01.20