Chia Sẻ Chút Kinh Nghiệm Nuôi Cá Bảy Màu
Đây là bài viết của một bạn cao thủ Guppy đã giải nghệ. Mình thấy bạn viết hay quá nên copy lại nhằm chia sẽ kinh nghiệm nuôi cá .
Đây là bài viết tâm huyết nhất theo cảm nhận riêng của tôi.
Tôi sẽ chia sẻ gần như tất cả mọi kiến thức.
Những kinh nghiệm nuôi của tôi.
Những gì tôi đã học hỏi và thực hành trong những năm tháng nuôi cá 7 màu.
Nói tưởng chừng dễ tuy nhiên lý thuyết là 1 chuyện còn thực hành là 1 chuyện.
Cái tôi mong muốn là đem đến cho tất cả cộng đồng chứ ko dấu diếm 1 điều gì cả
Mỗi người 1 cách nuôi khác nhau nên không thể giống như vậy.
Hầu hết hiện nay các bạn tại Việt Nam sử dụng vật liệu chính là thau, nồi, niêu, xoong, chảo, hũ keo, hồ nhỏ để nuôi.
Cá bảy màu là 1 loài có khả năng sống tốt ở nhiều môi trường khác nhau.
Cái quan trọng là nguồn nước, ko cần nước phải luôn luôn sạch và cũng đừng bao giờ để dơ quá. Bạn phải xem xét kĩ độ ph của nước như thế nào là hợp lý,cái này các bạn có thể mua chai thử độ ph ở hầu hết các chỗ bán cá dĩa và bán phụ vật liệu cho cá, giá từ 20-30k tuỳ chỗ bán.cá 7 màu sống tốt ở nguồn nước có độ ph 5,5-7 (trong trường hợp cá sống được độ ph 7,5-8,5), khi nguồn nước của độ ph đạt đến 8,5 cũng có nghĩa con cá của bạn đang gặp ở độ nguy hiểm sinh mạng.chúng ta nên thay nước
Nước ở đây có 2 nguồn chính là nước máy (không tên) có độ clo cao độ ph khoảng 8,5-9 và nguồn nước giếng có độ ph là 4-4,5.
Bằng cách nào chúng ta có thể đưa dòng nước trở về ổn định.
Vì điều kiện ko phải ai trong chúng ta cũng có thể mua được chai thử đổ ph,có cách nào đơn giản hơn chăng?????
Đối với nước không tên mà nếu nhà bạn nào có sẵng bồn chứa để trên nóc nhà có ánh sáng hoặc bể chứa trong nhà có dung tích lớn thì rất ok, những nguồn nước này cực kì tốt có thể sử dụng ngay. Lí do,nước đã được bơm từ nhiều ngày trước và chỉ sử dụng 1 phần, có nghĩa nguồn nước trước đó sài chưa hết, nước máy đã xả ra nhiều ngày nên độ ph sẽ giảm đáng kể + khí clo thoát ra, khi có nguồn nước không tên từ vòi chảy ra thẳng vào bồn chứa sẽ chẳng ảnh hưởng là bao nhiêu. Chúng ta có thể thay đổi nguồn nước của cá mà chẳng sao cả,cách tốt nhất là 1-2 ngày thay nước 1 lần,thay 10-20% lượng nước.
Đối với nước không tên mà được bơm trực tiếp để sài thì các bạn nên phơi nắng 2-3 ngày để làm giảm độ ph xuống+ làm cho hết khì clo. Sau đó hãy thay nước hoặc đổ cá vào, có điều kiện sủi khi oxi càng tốt
Đối với nguồn nước giếng, thông thường loại này có độ ph 4-4,5(hầu hết là 4,5) có điều kiện thì cho sủi oxi khoảng 12 tiếng và đo độ ph khi đến khoảng 5,5 là ok hoặc ko có điều kiện thì tiếp tục cho phơi nắng hoặc để yên đó trong 4 ngày, tự độ ph sẽ tăng(tuy nhiên nếu để trong nhà khoảng 2 ngày thì chỉ có lên 5 điều này mình đã thử nghiệm, mà có nắng thì tốt hơn cả, dễ lên hơn.
Khuyến cáo ko nên dùng sủi oxi hoặc lọc vi sinh oxi quá lâu,bạn nghĩ sẽ chẳng có gì,cá sẽ sống tốt nhưng thật ra sủi oxi sẽ làm tăng độ ph rất nhanh.cá 7 màu ko cần máy tạo oxi nhưng nuôi số lượng lớn thì phải dùng thôi,còn lại chẳng cần thiết vì 7 màu như mình nói có thể sống tốt ở nhiều loại môi trường.
Hiện tại mình đang sử dụng loại lọc vi sinh tam giác của thái và hộp vuông của nhật nhưng mỗi tuần chỉ sài vài khoảng 12 tiếng để làm sạch nước chứ ko dám dùng nhiều.
Có nhiều người nuôi cá thấy nước dơ mà cá ko chết nhưng khi chuyển sang nước vừa thay thì con cá đã lên đường, nếu nguồn nước ổn định thì chúng ta để cá trong đó 1-2 tháng, thậm chí lâu hơn cũng chả sao.
Nên bỏ vào hồ 1 ít rong, rong la hán xanh mà các chỗ bán cá hay bán(ngoài giang hồ gọi là rong chứ không phân biệt la hán la hiếc gì hết rong đuôi cáo,……..
Các loại rong này ko chỉ tạo nguồn thức ăn cho cá chúng ta mà còn có tác dụng làm trong nước sau 1 thời gian. Chú ý bỏ càng nhiều càng tốt nhưng ở mức độ vừa phải,tránh trường hợp cá bơi ko được bị kẹt die trong đó
Nếu có điều kiện chúng ta nên bỏ vào hồ hoặc xô, keo….. 1 ít đá nham thạch hoặc sỏi to vào,những loại đá này có bán hầu hết ở các tiệm thuỷ sinh hoặc tiệm cá cảnh.những loại đá này có khả năng làm chê đậy đi số phân mà cá bài tiết rồi lắng xuống đáy, cũng 1 phần lam cho nước trong và sạch hơn. Và ở đây cũng có thể tạo ra những con vi sinh, những con này len lỏi chui vào các lỗ nhỏ trong này mà sống, vi sinh có thể tiêu diệt 1 số loại vi khuẩn gây mầm bệnh cho con cá của bạn, bạn nào ko có điều kiện thì chơi luôn gạch ống xây nhà 4 hoặc 2 lỗ.
Chúng ta nên thay nước hằng tuần, cá 7 màu rất thường hay sốc nước và thích nguồn nước cũ nên chúng ta chỉ thay 10-20% lượng nước trong đó, khi con cá đã thích nghi thì sau này bạn có thể thay thường xuyên cũng được.
Trước khi bỏ cá từ bịch vào hồ nên làm theo cách như sau: cho thẳng bịch chứa cá vào hồ,xô thau… Mà ta sắp bỏ cá vào, để yên đó từ 5-10 phút, điều này giúp cho nguồn nước có thể trung hoà nhiệt độ với bịch nước đang cá,khi bỏ cá sẽ dễ thích ghi hơn và có thể ko bị stress!
Chú ý: khi nuôi cá nhớ bỏ 1 ít muối hột(loại muối này được bán khá rẻ ở chợ) vào để giúp cá tránh được 1 số bệnh nhé(tuyệt đối ko được bỏ muối i ốt vào nhé-chết ráng chịu ah nghen.
- 2. Thức ăn cho cá trưởng thành và cách nuôi cá bột
Cá được khoảng 1 tháng và trưởng thành
A. Thông thường tại nhiều nơi nguồn thức ăn chính cho 7 màu là trùn chỉ, thật ra đây là 1 nguồn thức ăn vô cùng giàu chất đạm, giúp cho cá khoẻ và phát triển rất nhanh, thậm chí to hơn dự kiến của mình nghĩ.
Nhưng cũng có 1 số người nuôi cá lại rất ngán cho ăn loại thức ăn này đơn giản vì nó làm dơ nước, chất nhầy bám dính 1 phần cũng mang 1 số mầm bệnh. Vậy làm sao chúng ta có thể giữ trùn chỉ được lâu ngày sau khi mua về và loại bỏ hết chất dơ cũng như 1 số mầm bệnh????
Ra tiệm thuốc gần nhất và hỏi mua loại thuốc con nhộng textra với giá chỉ 2k/vỉ/10 viên(loại tectracylyn 250mg.
Dùng 1 xô, Thùng, Chậu có diện tích vừa vừa (nhưng đừng nhỏ quá nhé) (rót bỏ nước trong bịch chứa trùn chỉ ra rồi bỏ trùn chỉ vào đó cho sục khí oxi mạnh + bỏ hết phần thuốc trong con nhộng ra và đổ vào(nếu như >2 lon trùn thì ta dùng 2 viên nhe).cách tốt nhất là đế 1 ngày rưỡi.sau đó bạn sẽ thấy phần nước sủi lên bong bóng màu vàng dơ dơ nhưng ko sao nhé,trùn ko có chết đâu và sẽ thải hết phần phân+chất nhớt ra.
Sau 1 ngày rưỡi đã sục khí bạn tắt máy oxi+ bắt đầu lấy trùn ra bỏ vào 1 thau nhỏ chứa nước sạch,dùng tay vớt hết phần phân còn lại ra(phần phân kia trong lúc sủi đã ra hết vào thau,chỉ còn 1 ít dính lại trên bầy chùm chỉ).rửa sạch khoảng 2 lần thì lúc này bạn sẽ thấy chùm trùn sẽ mang 1 màu đỏ tươi và ko còn nhớt, đen nữa(nhìn rất ngon).
Sau đó bạn bắt đầu cho trùn vào thau sạch (dùng đại cái thau tráng nước lúc nãy cho tiện mất công chi đâu xa). Chú ý kĩ điều này: Cho trùn vào thau nhỏ và châm nước chỉ để nước ngập 1/2 chùm trùn chỉ thôi nhé.cứ khoảng 1 ngày là bạn thay nước đó đi và lại tiếp tục châm 1/2 lượng nước sạch mới( khi thấy chút phân đen thì khều nhẹ ra nhé kết hợp với sủi oxi). Sau đó bạn đã có thể cho chú cá thân yêu của bạn sử dụng ngay mà chẳng phải sợ sệt gì.
Bằng cách này bạn có thể giữ trùn sống lâu khoảng >10 ngày và loại bỏ được 1 số mầm bệnh đang kể cho đã được “nuốt kháng sinh tectracylin), mình ko biết để được bao lâu nữa lại đến khoảng 10 ngày là cá mình đã ăn hết sạch vì bình thường mình mua chỉ 4 lon.
Đây là 1 công thức của 1 chủ trại cá tại bình chánh chia sẻ với mình, cực kì hữu hiệu vì khi đó những con trùn chỉ bạn cho cá ăn sẽ được vệ sinh đến mức tối thiểu nhất và hạn chế làm nước dơ đến mức có thể nhất).
B. Còn đây là loại thức ăn thông dụng cho cá 7 màu mà chủ yếu chúng ta hay dùng:
Bobo
Bobo có nhiều nơi, nhiều chỗ nhưng ko phải tỉnh thành nào cũng có bobo để cho cá ăn, nhưng suy đi tính lại bobo là 1 loại thức ăn phổ biến cho 7 màu, nhắc đến 7 màu là nhắc đến bobo.
Ở tại tp-hcm bạn có thể mua bobo ở rất nhiều nơi, đặc biệt là ở những cửa hàng nhỏ bán cá mồi gần như tất cả đều có loại thức ăn này. Tuy nhiên bobo cũng như trùn chỉ đều được vớt ở các kênh,ruộng nên dễ phát sinh mầm bệnh tuy nhiên là không đáng kể
Khuyến cáo: Nên mua bobo trước 9h sáng nhé(nếu có điều kiện thì nên mua vào lúc sáng sớm trước 7h30 vì khiu đó bobo còn sống nhiều,sau 9h hầu như đi mua toàn thấy bobo sống và chết trộn lẫn vào nhau).
Chú ý kĩ điều này: Đây là 1 sai lầm dẫn đến nguồn bệnh cho cá mà rất nhiều người đã từng mắc phải.
Khi mua bobo vui lòng đừng đổ nước trong bịch có chứa bobo vào trong đó vì nước có pha lẫn bobo rất dơ
Nên dùng 1 cây vợt vớt bobo chế nước trong bịch vào vợt,khi đó số nước trong bịch sẽ chảy ra và chỉ còn bobo trong đó thôi.sau đó dùng tay lấy bobo rồi thả vào trong hồ(ai nuôi chung 1 hồ thì nhét thẳng cây vợt đã chứa bobo vào đó luôn cho tiện).
C.atermia(trứng tôm)
Đây là loại thức ăn tốt nhất dành cho con cá thân yêu của chúng ta, atermia được sinh sản trong nguồn nước muối nên sẽ ko phát sinh mầm bệnh,ăn loại này cá sẽ rất mau lớn.
Những ai có điều kiện nên cho ăn loại thức ăn này, tuy nhiên lại có 1 số người ngán ngẩm là phải ấp atermia 14-20h(tốt nhất là chuẩn 20h nhé vì khi đó số ấu trùng tôm sẽ nở gần hết)
Tiện ích:đỡ phải cất công đi mua mà vẫn có thức ăn cho cá, tuy nhiên hơi cực là phải ấp oxi hằng ngày.
Cách ấp atermia và cách sử dụng:rất nhiều cách hướng dẫn, ai muốn ấp atermia thì vào:google.com,search: “cách ấp atermia” or “cách ấp trứng tôm nhé” sẽ thấy nhiều kiểu nhé,mình ko muốn nhắc tới nữa cho đỡ tốn thời gian
- D. Thức ăn dạng khô
Loại thức ăn này được bán phổ biến khá rộng rãi ở nhiều nơi,giá thành khá rẻ. Có rất nhiều loại mà hầu hết tiệm cá cảnh nào cũng có.5-7-10-12-15k/bịch đủ loại.
Chú ý: Trên thị trường hiện nay các loại thức ăn này đều rất to so với miệng con cá, có những loại nhuyễn hơn nhưng thực chất là vẫn còn hơi to, chỉ những con cá lớn có thể ăn được còn loại nhỏ nhỏ hơn tầm <2 tháng tuổi đều ăn rất khó khăn.
Cách sử dụng cho cá lớn bé ăn tuốt được nà--> khi bốc loại thức ăn này lên ta nên dùng tay nghiền nhuyễn rồi hãy thả vào nước,điều này sẽ giúp con cá chúng ta ăn dễ dàng và tiêu hoá tốt hơn.
Khuyến cáo: Nếu chúng ta ko bóp nhuyễn thì những con cá bé hơn sẽ ko thể nào ăn được. Ngoài ra nếu chúng ta bỏ vào quá nhiều sẽ rất dễ làm cho nguồn nước bị đục, dơ. Còn nếu chúng ta bỏ vào quá ít thì sẽ ko đủ thức ăn cho cá. Những con khoẻ sẽ dành ăn hết phần của những con yếu hoặc bé hơn. Vì vậy chúng ta phải điều chỉnh việc dùng thức ăn này sao cho hợp lý.
Chú ý: ko nên sử dụng loại thức ăn này làm thức ăn chính cho cá ăn suốt vì dùng loại thức ăn này cá sẽ chậm lớn và ko được khoẻ mạnh như bao con cá khác, nếu có điều kiện thì sử dụng loại thức ăn này như 1 loại thức ăn dặm thì rất ok nhé.
Tiện ích: Nhiều khi chúng ta ko thể mua mồi cho con cá thân yêu của chúng ta được, hoặc trong những ngày lễ tết mà ko có ai bán mồi. Chúng ta có thể cho ăn mà chẳng phải lo sợ đến con cá chúng ta bị đói.
- Thức ăn cho cá con
Thật ra cá con chính là loại dễ nuôi nhất vì khi cá con vừa cho ra đời. Bạn hãy bỏ vào 1 số lượng rong kha khá-khoảng 1/2 diện tích trong hồ chứa thì càng tốt.bạn lo lắng về con cá của mình khi sinh ra ko có gì để ăn???
Xin đảm bảo với bạn rằng cá con của bạn sẽ chẳng sao cả khi sinh ra cá con đã có sẵn phần thức ăn dự trữ dưới phần bụng có thể sống được thêm 3-4 ngày, cá biệt là hơn cả tuần nếu như có rong,chúng có thể ăn chất dinh dưỡng từ những sợi rong này.
Thức ăn cho cá con rất đa dạng bình thường khi cá con mới nở chúng ta có thể cho ăn ngay atermia(trứng tôm) được ấp, những con ấu trùng tôm này vừa nở có kích thước khá nhỏ so với miệng cá con->chén ngon lành. Ngoài ra chúng ta có thể cho ăn bobo-bobo khi bạn mua về có con lớn có con nhỏ vừa miệng cá con, hoặc chúng ta có thể dùng loại thức ăn bột dùng tay bóp nhuyễn. Hạn chế cho ăn thức ăn cam nhuyễn thường xuyên bạn nhé vì nếu chỉ cho ăn như vậy cá của bạn có thể bị ” đẹt” đấy, cách tốt nhất vẫn là ấp atermia cho ăn ngay
Chú ý bỏ càng nhiều rong càng tốt=>cá chẳng chết đâu.
4 . Diện tích nuôi-chỗ nuôi 7 màu-cách nuôi cá mau lớn
A. Chỗ nuôi 7 màu
Như tôi đã đề cập ở trên cá 7 màu rất dễ sống trong các điều kiện môi trường tại Việt Nam. Nồi, niêu, xoong, chảo, hũ nhựa, keo, can nhựa, hồ kính……..
Tuy nhiên muốn cá 7 màu phát triển 1 cách tốt nhất thì ta nên sử dụng hồ xi măng làm chủ đạo. Cá 7 màu đặc biệt thích nghi với chỗ nuôi này……..
Tuy nhiên có 1 điều đáng nói khi nuôi ở hồ xi măng cá khỏe tốt nhưng màu sắc sẽ lên không hoàn chỉnh. không lên được hết màu sắc trung thực của nó. Vì vậy theo cách gọi nôm na thì chúng ta phải “lên keo”.
“lên keo” ở đây đồng nghĩa với việc cho cá lên hồ kiếng tại đây chúng sẽ bắt đầu lên màu đầy đủ hơn(“lên keo” từ giai đoạn cá 1,5 tháng tuổi trở đi).
Để tiết kiệm việc xây hồ xi măng với chi phí hợp lý nhất và cá vẫn phát triển tốt trong môi trường gần giống hồ xi măng. Dười đây là 1 cách có thể làm giảm chi phí cho chúng ta ( kiếm những nơi bán chậu hoa sứ-chậu đất nung, Tại đây chúng ta có thể mua những chậu bông này tùy kích thước lớn nhỏ với giá từ 15k trở lên tuỳ chỗ bán. Sau đó dùng ít xi măng trám phần lỗ bị thủng ở dưới để yên khoảng 2 ngày tráng nước sơ 1-2 lần/ngày ngâm là có thể sử dụng được, khi nuôi theo kiểu này chúng ta nên kết hợp bỏ thêm bèo nhật bản phía trên or bèo dâu + 1 ít rong đuôi cáo, đuôi chồn, đuôi chó, la hán xanh v..v.. Tùy sở thích từng người).
B.Diện tích nuôi 7 màu và cách nuôi cá mau lớn
Thông thường để cho chú cá của chúng ta có thể phát triển tốt thì ta nên tập trung chia theo diện tích 1 lit nước/con cá khoảng gần 1,5 tháng tuổi trở lên. Điều này sẽ thúc đẩy đến sự phát triển về cơ thể, kết hợp với việc sử dụng hồ xi măng hoặc chậu đất thì rất tốt. Riêng về phần cá con trong khoảng thời gian từ lúc chúng sinh ra đến khoảng thời gian 2 tuần tuổi ko nhất thiết phải nuôi ở diện tích mà tôi đã đề cập ở trên. Nói chung chúng ta ước chừng tỉ lệ chỗ nuôi theo cơ thể mà cho chúng ở diện tích lớn dần.
Để cá mau lớn thật ra rất đơn giản, nó cũng xuất phát từ nguồn nước mà ở đây tôi muốn nói đến là việc thay nước đều đăn. Việc thay nước 30-50-70%/1-2 ngày sẽ làm cá ăn được nhiều hơn,linh hoạt hơn khỏe hơn nhiều càng thay nước cá càng ăn nhiều và sẽ lớn rất nhanh. Tuy nhiên việc thay nước đôi khi cũng phản tác dụng vì cá 7 màu là loài rất dễ sốc nước. Nên theo dõi nguồn nước ở độ ph thích hợp rồi hãy thay. Ngoài ra khi cá con đã phân biệt được giới tính-ta nên tách riêng nuôi ( không cho trống dí mái sớm) việc này sẽ thúc đẩy sự phát triển của cơ thể từng con cá đến mức tối đa, kết hợp với việc thay nước thường xuyên bạn sẽ có những chú cá to và khỏe mạnh.
5. Cách phân biệt cá trống và mái khi cá lên màu:
Phần này mình bổ sung sau nhé vì cần chụp hình để minh họa rõ nét hơn:
6.Các loại bệnh thường gặp ở cá 7 màu và các phương pháp trị bệnh
Do kinh nghiệm còn hạn hẹp nên mình sẽ nói ở đây 1 vài loại bệnh thường gặp nhất thôi nhé (chủ yếu trị= phương pháp rẻ tiền):
3 loại bệnh thường gặp nhất ở dưới đều xuất phát từ nguồn nước mà bạn nuôi cá.
- Nấm trắng(kẻ thù của cá 7 màu. Loại bệnh nhiều ngườihay hỏi nhất).
- Cháy đuôi:
- Xù vẩy-tróc vẩy
Ngoài ra còn 1 số bệnh khác như sình bụng(cái này lâu lâu tôi cũng bị vài con nhưng ko đáng kể nên cứ để mặc như vậy và cứ để nuôi như thế).
Tôi sẽ có gắng hoàn thành nốt những phần còn lại trong thời gian sớm nhất ( chắc còn khoảng 5 phần nữa ( chỗ nuôi, diện tích nuôi, cách nuôi cá mau lớn, các loại bệnh thường gặp nhất và các bài thuốc với giá rẻ và tiện ích-cách phân biệt cá trống mái khi cá lên màu(khoảng 1 tháng tuổi), Những gì cần thiết nhất tôi đã post ở các mục đầu rồi).
Nguồn: Diễn đàn cá cảnh. com
Đây là bài viết Guppy Nhật Minh sưu tập trên internet. Mong các bạn có bài viết gì hay hoặc có ý kiến cần góp ý. Guppy Nhật Minh chân thành cảm ơn.