Phần 9: Cập nhật mới nhất về chu trình Nitrat hóa và 2 chủng vi sinh Nitrosomonas, Nitrobacter

Cập nhật mới nhất về chu trình Nitrat hóa và 2 chủng vi sinh Nitrosomonas, Nitrobacter

Để hiểu chu trình Nitrat hóa và 2 loại vi khuẩn Nitrosomonas, Nitrobacter là gì, công dụng của chúng, mời các bạn đọc kỹ lại Phần 1 + Phần 2 để nắm kỹ bản chất vấn đề.

Về mặt lý thuyết, 2 con vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter đảm nhận chu trình Nitrat hóa, biến Amoniac NH3 từ chất cực độc về Nitrat NO3 thành chất không còn độc cho cá. Điều này là đúng. Nhưng trong thực tế quá trình sản xuất tại Việt Nam, một nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thì 2 loại vi sinh này hầu như không hoạt động khi đánh xuống ao hoặc bể nuôi. Do các nguyên nhân sau đây:

– Điều kiện vận chuyển, bảo quản 2 loại vi khuẩn này đòi hỏi nhiệt độ được duy trì liên tục dưới mức 20 độ C, điều này là bất khả thi tại Việt Nam;

– 2 loại vi khuẩn này không sinh bào tử để chống chịu được với các kiểu hình thời tiết khắc nghiệt ở Việt Nam, ngoài ra chúng còn phải cần giá thể để sinh trưởng phát triển nên không phù hợp với các mô hình nuôi như ao nuôi tôm (không có hệ thống giá thể như mô hình lọc tuần hoàn nước RAS);

– Chúng mất thời gian rất lâu từ 7-14 ngày mới sinh trưởng đến pha cực đại, với thời gian lâu như vậy thì các loại hại khuẩn khác đã có thể sinh trưởng và cạnh tranh giành hết địa bàn rồi;

– Chúng đòi hỏi rất nhiều oxy và rất nhạy cảm với các xáo trộn, biến đổi môi trường nên dễ dẫn đến hiện tượng chết hàng loạt.

Nói tóm lại, về mặt thực tế hiện nay khi dùng các sản phẩm có chứa Nitrosomonas, Nitrobacter thì hầu như là 2 con này không có tác dụng.

Vậy đâu là giải pháp thay thế? Rất may mắn, các nhà Khoa học đáng kính của chúng ta đã thu được rất nhiều thành quả tuyệt vời đối với các chủng vi sinh dị dưỡng dòng Bacillus, các chủng dòng Bacillus có khả năng sinh bào tử chống chịu rất tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chúng còn hiếu khí hay yếm khí tùy nghi, nghĩa là chúng sinh trưởng tốt ở những nơi có oxy và không có oxy, chúng không nhất thiết cần giá thể để bám mà chúng có thể tự kết thành màng nhờn (floc), chúng tiết ra rất nhiều chất có lợi, có chất tiêu diệt, áp chế các loại hại khuẩn, có chất phân hủy mạnh các loại chất thải, khí độc trong ao/bể, có

chất lại là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho tôm/cá… Các chủng lợi khuẩn Bacillus là thành quả tối ưu nhất hiện tại.

Nói kỹ sâu hơn về loại Bacillus thay thế Nitrosomonas và Nitrobacter, người ta đã tìm ra chủng Bacillus Megaterium s379 có chức năng tiêu thụ trực tiếp luôn cả Amoniac NH3 và Nitrit NO2 với hiệu suất khá ấn tượng. Chi tiết hơn các bạn có thể đọc tại đây: https://tepbac.com/tin-tuc/full/probiotics-moi-giup-kiem-soat-hieu-qua-nh3-va-no2-trong-ao-tom-26416.html

Chúc các bạn lựa chọn tốt các sản phẩm vi sinh xử lý môi trường.

 

0772.27.01.20